Chủ Nhật, 15 tháng 10, 2017

SOS: TỈNH HÒA BÌNH CÔNG BỐ TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP DO SẠT LỞ


Hoà Bình công bố tình trạng khẩn cấp do sạt lở đất  
VNE
Chủ nhật, 15/10/2017 | 22:57 GMT+7 

Sau bốn ngày công bố tình trạng khẩn cấp do mưa lớn, tỉnh Hoà Bình tiếp tục công bố tình trạng khẩn cấp sạt lở đất.

Quyết định công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai sạt lở đất do ảnh hưởng mưa lớn gây ra trên địa bàn Hòa Bình, được Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Quang ký ngày 15/10.

Theo quyết định trên, tỉnh yêu cầu các đơn vị liên quan di dời ngay các hộ dân, nhà cửa, vật kiến trúc, cơ sở sản sản xuất- kinh doanh ra khỏi khu vực sạt lở nguy hiểm và có kế hoạch vận động, di dời các hộ dân còn lại nằm trong vùng cảnh báo sạt lở đến nơi an toàn.

.

Cơ quan chức năng tổ chức tìm kiếm các nạn nhân còn lại trong vụ sạt lở vùi lấp 18 nạn nhân vào rạng sáng ngày 12/10. Ảnh: Giang Huy.

Các khu vực bị sạt lở gồm: Thành phố Hòa Bình (phía Đông Nhà máy Thủy điện Hòa Bình (khu vực đồi Ông Tượng); khu vực tổ 4,5,6 phường Chăm Mát, khu vực tổ 4, phường Thái Bình; khu vực tổ 26, phường Đồng Tiến; Huyện Kim Bôi (xóm Mớ Khoắc, xóm Mớ Đồi, xã Hạ Bì; xóm Đúp, xóm Củ, xã Tú Sơn); Huyện Tân Lạc (các xã: Phú Cường, Nam Sơn); Huyện Đà Bắc (xóm Nhạp Ngoài, xã Đồng Ruộng, xóm Hà, xã Đồng Chum, xóm Kế, xã Mường Chiềng, xóm Lau Bai, xã Vầy Nưa và các tuyến đường trên địa bàn huyện); Huyện Lạc Sơn (xóm Nạc, xã Tuân Đạo); Huyện Mai Châu (xóm Phiêng Xa, xã Đồng Bảng); Huyện Kỳ Sơn (sạt lở đất tại xóm Tân Thành, xã Hợp Thành).

Theo thống kê của cơ quan chức năng về thiệt hại do đợt mưa lũ từ ngày 10-12/10, tỉnh Hoà Bình là địa phương bị thiệt hại nặng nhất về người với 20 người chết, 13 người mất tích và 8 người bị thương.

Đặc biệt, rạng sáng ngày 12/10, mưa lớn tại khu vực xóm Khanh, xã Phú Cường, huyện Tân Lạc đã xảy ra vụ sạt lở đất đặc biệt nghiêm trọng. Từ trên đỉnh thác Khanh, hàng nghìn mét khối đất đá ập xuống, vượt qua lòng suối vùi lấp nhiều căn nhà và 18 người. Đến trưa ngày 15/10, lực lượng tìm kiếm đã tìm được 13/18 nạn nhân.

Võ Hải

5 nhận xét :

  1. Đất nước tang thương thê thảm chưa từng thấy vì đây là kết quả của nạn phá rừng toàn diện và làm đập thủy điện tràn lan không nghiên cứu, không khoa học, không biết nghĩ đến dân.
    Thiên tai chỉ là 1 phần nhưng do các lãnh đạo nhà nước là 9 phần, vì không ai khác chính là nhà nước phải lãnh trách nhiệm nếu những người của nhà nước làm sai. Càng không thể đổ thừa tại này tại nọ. Những câu nói lấp liếm như "đúng quy trình, vỡ có kế hoạch" cần phải được chính nhà nước vả vào miệng thằng nói. Vì nói như vậy vô tình đã thú nhận nhà nước biết khi xả lũ là dân sẽ chết, và dân chết chỉ là trong kế hoạch của nhà nước nên các lãnh đạo không ngạc nhiên .
    Nhà nước phải nghiêm chỉnh xét lại các đập thủy điện và nạn phá rừng tuy đã quá trễ nhưng xét lại để mà cứu dân, để làm sao cho dân có thì giờ mà chạy . Quy trình có kế hoạch cho vỡ đê hay xả lũ thì đã nhiều nhưng quy trình bảo vệ dân ở đâu thì chưa thấy. Cảnh xác người tái xanh loang lổ trôi nổi trên dòng nước lũ hay bị lấp vùi thật đau thương ám ảnh. Càng đau thương hơn trước sự dửng dưng của các lãnh đạo nhà nước các cấp qua các lời nói trốn trách nhiệm, và các hình ảnh tươi cười của họ trên báo nhà nước.

    Trả lờiXóa
  2. Hậu quả của con người tàn phá thiên nhiên

    Trả lờiXóa
  3. bọn kiểm lâm bảo vệ rừng rất sung sướng khi nhà nước đổ tội hết cho trời

    Trả lờiXóa
  4. Tối qua VTV1 truyền hình trực tiếp chương trình "Chung tay vì người nghèo". Thỉnh thoảng được mời lên sân khấu là những gương mặt khắc khổ, đen đúa của những con người khốn cùng nhất của xã hội. Đối diện với họ, ngay hàng ghế đầu là các quan chức CS hồng hào, béo múp, ai nấy bụng phệ như... bụng heo. Thấy cả gương mặt ngài "răng chắc". Không biết lúc đó ngài có "cám cảnh" cho cái "túp lều" của mình không?
    Nhìn hình ảnh người mẹ nghèo ôm con chết thảm do đất lở trên, thấy sao dân tộc này khốn khổ đến vậy!

    Trả lờiXóa
  5. Xây thật nhiều tượng đài ngàn tỷ để dân đến trú ngụ mỗi khi lũ lụt và dân cũng tận mắt thấy công ơn Đảng, Bác cao vời thế nào.

    Trả lờiXóa