Thứ Năm, 25 tháng 8, 2016

Tin NÓNG: TRUNG QUỐC ĐẦU ĐỘC ĐẦU NGUỒN NƯỚC SÔNG HỒNG


Trung Quốc lại "xuất khẩu' ô nhiễm qua sông Hồng?

Đất Việt

Thứ Tư, 24/08/2016 17:10

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai cho biết, nước sông Hồng từ bên kia biên giới Trung Quốc đổ về xuôi càng ngày càng ô nhiễm. 

Trung Quốc xuất khẩu ô nhiễm sang Viễn Đông Nga?
Tư lệnh ngành Việt Nam quyết loại dự án ô nhiễm

Sáng 24/8, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về Bảo vệ môi trường do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Đặng Xuân Phong cho biết từ 2011, nước sông Hồng từ biên giới phía Trung Quốc đổ về xuôi ngày càng ô nhiễm nhưng các biện pháp xử lý môi trường xuyên biên giới vẫn còn nhiều hạn chế.

Được biết, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đầu tư 1 trạm quan trắc môi trường xuyên biên giới tại Lào Cai ở phía đầu nguồn sông Hồng thuộc địa phận Lào Cai.

Tuy nhiên, trạm quan trắc chỉ đo được chỉ số cơ bản và đã xuống cấp nên hiệu quả không cao. Hiện vấn đề ô nhiễm môi trường sông Hồng vẫn chưa được cải thiện đáng kể.

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cao Đặng Xuân Phong. Ảnh: NLĐ

"Đề nghị tăng cường đầu tư thêm trạm quan trắc ô nhiễm xuyên biên giới"- Chủ tịch UBND Đặng Xuân Phong kiến nghị.

Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương (nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Cao Đức Phát đề nghị cần tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường như vấn đề ô nhiễm sông Hồng, sông ở ĐBSCL.

Kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ TN-MT có giải pháp đưa ra kế hoạch cụ thể về bảo vệ môi trường để Thủ tướng ký ban hành chỉ thị vào thứ 3 tuần tới (30/8) để các ngành, địa phương thực hiện.

Đầu nguồn sông Hồng đoạn qua tỉnh Lào Cai bị ô nhiễm trầm trọng. Ảnh: NLĐ

Thủ tướng nhấn mạnh: "Bộ trưởng, trưởng ngành, chủ tịch các tỉnh, thành phải chịu trách nhiệm về môi trường trong lĩnh vực, địa bàn mình phụ trách. Đã đến lúc, phải có kế hoạch, chiến lược ngắn hạn, dài hạn và ngay lập tức về môi trường. Môi trường có sạch, bền vững góp phần nâng giá trị kinh tế”.

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ TN-MT từ năm 2017 phải tiến hành khảo sát đánh giá và xếp hạng các tỉnh thành trong cả nước về vấn đề môi trường như bảng xếp hạng chỉ số cạnh tranh.

Trước đó, có nghiên cứu của nhóm nhà khoa học thuộc Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu cho thấy có sự ảnh hưởng ô nhiễm không khí xuyên biên giới từ Trung Quốc đến miền Bắc Việt Nam với mức độ rất đáng lo ngại.

“Vào mùa đông có sự lan truyền ô nhiễm không khí khá lớn từ Trung Quốc tới miền Bắc VN. Sự di chuyển này sang VN chủ yếu đi theo hướng đông bắc, hướng có sự hoạt động mạnh mẽ của gió mùa đông bắc. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy vào mùa đông, 40 - 50% nồng độ các chất ô nhiễm ở miền Bắc VN có nguồn gốc ngoài lãnh thổ từ phía bắc và phía đông bắc nước ta” - kết quả nghiên cứu nêu rõ.

Cụ thể, nhóm nghiên cứu khẳng định vào mùa đông, ô nhiễm không khí từ Trung Quốc ảnh hưởng đến Việt Nam có thể tới 55% đối với SO2, 48% đối với NO2 và 30% đối với CO theo gió mùa Đông Bắc từ Trung Quốc thổi vào Việt Nam. Sự ảnh hưởng này chỉ có một chiều từ Trung Quốc sang Việt Nam mà không có chiều ngược lại.

Nồng độ CO, NO2 tại Quảng Ninh, Lạng Sơn chịu ảnh hưởng xấp xỉ 0,1 ppm và các tỉnh còn lại từ 0,25 - 0,75 ppm (đơn vị tính toán nồng độc chất độc); nồng độ SO2 tại Quảng Ninh, Lạng Sơn xấp xỉ 0,015 ppm và các tỉnh còn lại từ 0,0025 - 0,05 ppm.

Gió mùa ảnh hưởng tới sự lây lan ô nhiễm xuyên biên giới từ Trung Quốc 
qua quốc gia khác. 

Vào mùa hè, Việt Nam ít bị ảnh hưởng của gió mùa tây nam và đông nam đóng vai trò chủ đạo nên mức độ ảnh hưởng từ việc lan truyền xuyên biên giới giữa VN và Trung Quốc cũng có sự thay đổi đáng kể. Nồng độ các chất ô nhiễm không khí tại VN có nguồn gốc từ Trung Quốc chỉ chiếm 4% đối với SO2, 2% với CO và 1,5% đối với NO2.

Nghiên cứu cho thấy VN còn hứng chịu cả những chất hữu cơ khó phân hủy với hàm lượng không thua kém SO2. Bước đầu, các nhà khoa học xác định nồng độ SO2 cao là yếu tố gây ra mưa axit, gây hại cho mùa màng, sản xuất nông nghiệp.

Bằng phương pháp quan trắc thực địa chất lượng không khí, phân tích ảnh viễn thám tại 9 tỉnh, thành miền Bắc (Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Kạn, Yên Bái, Hà Giang, Hà Nội) và ứng dụng mô hình toán.

Cúc Phương (Tổng hợp)
---------
Tiêu diệt sự sống dễ nhất là sử dụng phương pháp đầu độc nước. 
Nước độc sẽ làm cho các cơn gió cũng độc, không sinh vật nào tồn tại được, bị hủy diệt chỉ là vấn đề thời gian.

9 nhận xét :

  1. Triệu hồi đại sứ Trung quốc đến bộ ngoại giao trao công hàm phản đối, nếu không kết quả thì đưa vấn đề ra liên Hiệp quốc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn vàng của "đảng ta" là thế đó

      Xóa
  2. Đầu tư một trạm quan trắc tốn bao nhiêu tiền ? Nếu so với làm tượng đài thì thế nào ? Cái nào có lợi cho dân hơn ?

    Trả lờiXóa
  3. Như vậy là nước không ra nước,tỉnh không ra tỉnh nữa rồi.Tội dân ta chưa!

    Trả lờiXóa
  4. Trung Quốc chỉ cần xả độc đầu nguồn sông Hồng chảy vào VN thì toàn bộ đồng bằng sông Hồng, Bắc Bộ sẽ bị đầu độc hết. Khó tránh khỏi thảm họa này nếu như TQ chơi đểu. Có lẽ lại phải dời đô về Hoa Lư thôi.

    Trả lờiXóa
  5. VN quá không may khi phải sống cạnh tên láng giềng Tầu vô cùng xảo quyệt và đểu cáng. Hàng bao năm nay chúng âm thầm phá hoại nền kinh tế VN bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, giết dần dân VN bằng sự đầu độc nguồn nước và các mánh lới khác.
    Trung cộng đang sử dụng "bom nước" để giết chết VN. ĐBSCL sẽ mất bởi các đập thủy điện đầu nguồn sông Mê Kông bên Tầu và 2 "thằng em". Giờ chúng muốn cho nước thì VN mới có nước. Ở đầu nguồn sông Hồng thì thì chúng cũng dùng "bom nước" bằng cách cho nước ô nhiễm chảy xuống VN. Nếu có lập "trạm quan trắc" thì giải quyết được gì?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. VN quá không may khi bị quá nhiều tên lưu manh, côn đồ, bán nước, tiếp tay cho giặc bằng mọi giá, bất chấp mọi thủ đoạn để len lỏi vào bộ máy chính quyền ... đục khoét, phá hoại đất nước trên mọi lĩnh vực .... mới ra nông nỗi này. còn tiếp tục những mĩ từ "hợp tác toàn diện ..." còn tiếp tục giữ vững cơ chế 'xơ cứng' thì chằng bao lâu nữa đất nước sẽ bị giặc tàu đô hộ!!!

      Xóa
  6. Lại sắp có thằng gồng mình xuống tắm sông Hồng để xưng công đây!

    Trả lờiXóa
  7. Bác Tễu nên bỏ cái ảnh cuối cùng trong bài đi vì những thứ bốc lên mù mịt ấy ,chúng không phải khói đâu mà chỉ là hơi nước từ các tháp ngưng làm mát nước tuần hoàn đó!

    Trả lờiXóa